• Về trang trước
  • Xuống
  • Lên
  • Danh sách
  • Bình luận
Pháp luật

Người nước ngoài bất hợp pháp có thể trình báo với cảnh sát trong trường hợp là nạn nhân của các vụ phạm tội không?

ĐàLạt 37

0

0

1.jpg

 

Người nước ngoài bất hợp pháp có thể trình báo với cảnh sát trong trường hợp là nạn nhân của các vụ phạm tội không?

 

Đối với trường hợp là người nước ngoài bất hợp pháp chắc chắn các bạn luôn lo lắng sẽ bị trục xuất khỏi Hàn Quốc. Vì vậy mà trong một số trường hợp dù bạn là nạn nhân nhưng vẫn không dám báo cho cảnh sát. Vậy liệu người nước ngoài cư trú bất hợp pháp có thể trình báo với cảnh sát khi gặp một vấn đề nào đó không?
Cảnh sát Hàn Quốc khuyến khích người nước ngoài cư trú bất hợp pháp từng là nạn nhân trong các vụ phạm tội không nên lo lắng và nên trình báo với cảnh sát. 
Theo 'Chế độ miễn nghĩa vụ thông báo người cư trú bất hợp pháp là nạn nhân trong các vụ phạm tội' do Bộ Tư pháp thực thi thì người nước ngoài là nạn nhân oan ức trong các vụ phạm tội có thể khai báo và nhận được sự giúp đỡ.
Khi người nước ngoài bất hợp pháp đến đồn cảnh sát để trình báo về một vấn đề nào đó, cảnh sát có nghĩa vụ thông báo về việc của người bất hợp pháp cho Phòng quản lý xuất nhập cảnh theo Luật quản lý xuất nhập cảnh. Chính vì lý do này, nên dù là nạn nhân trong các vụ phạm tội, họ vẫn tránh đến đồn cảnh sát và thậm chí là tránh việc trình báo. Điều này dẫn đến việc người nước ngoài chưa đăng ký liên tục trở thành các nạn nhân trong các vụ phạm tội khác nhau. Còn có một số trường hợp chủ sử dụng lao động xấu xa xem đây là điểm yếu và lợi dụng nó để bóc lột sức lao động cũng như xâm phạm nhân quyền của người lao động.
Vậy những tội phạm được bao gồm trong chế độ này là gì?
Cụ thể là các tội phạm trong chế độ này bao gồm tất cả các tội phạm về bạo lực như giết người, gây thương tích, hành hung, ngược đãi bỏ rơi, giam giữ, đe dọa, cưỡng dâm, trộm cắp, cướp giật và lừa đảo v,v...
 

Nhưng trên thực tế chế độ này được áp dụng thế nào? Nạn nhân là những người nước ngoài chưa đăng ký có thể được cứu giúp mà không gặp bất kỳ vấn đề gì không?

 

Nói trước về kết quả thì cả hai trường hợp trên đều không nhận được sự trợ giúp từ phía cảnh sát Hàn Quốc. Trường hợp 1 là tội phạm tình dục nên có thể nghĩ rằng chỉ cần khai báo là được. Nhưng tòa án tối cao lại phán quyết rằng trường hợp này là một vụ xâm phạm nhà ở. Vì tội xâm phạm nhà ở không thuộc 'Chế độ miễn nghĩa vụ thông báo người cư trú bất hợp pháp là nạn nhân trong các vụ phạm tội' nên nếu nạn nhân trình báo với cảnh sát thì có thể bị trục xuất.

 

Còn trường hợp 2 thì sao? Cô B rõ ràng là nạn nhân của tội phạm đe dọa và thực sự đã gửi đơn tố cáo đến Sở cảnh sát Chungnam A. Nhưng cảnh sát phụ trách cho biết "Vì trường hợp này không phải là tội đe dọa, mà là vi phạm 'Luật thu nợ theo quy định nhà nước' nên nếu nạn nhân đến nhận điều tra từ cảnh sát, thì không có lựa chọn nào khác ngoài việc tạm giam giữ và thông báo với Phòng quản lý xuất nhập cảnh". Và kết quả là cô B đã rút lại đơn tố cáo. Và cho đến hôm nay, cô B đang chịu đựng sự đe dọa sẽ đưa giang hồ đến của chủ nợ.

 

Trường hợp 1 cũng là một vấn đề, nhưng trường hợp 2 còn vô lý hơn.

 

'Luật thu nợ theo quy định nhà nước' là luật nằm trong Luật đặc biệt về tội đe dọa. Và nhấn mạnh rằng đối với người bình thường đã không nên đe dọa và đặc biệt đối với các chủ nợ lại càng không nên dùng các biện pháp đe dọa để lấy lại tiền.

 

Luật sư Park Jong-soo văn phòng luật (hữu hạn) Min cho biết "Hành vi đe dọa đơn giản có thể bị phạt dưới 3 năm tù giam hoặc phạt tiền dưới 5 triệu won, nhưng nếu chủ nợ đe dọa con nợ để đòi nợ, thì hình phạt sẽ tăng nặng hơn, chủ nợ sẽ bị phạt dưới 5 năm tù giam hoặc phạt tiền dưới 50 triệu won theo 'Luật thu hồi nợ'. Thật đáng tiếc khi bỏ qua những trường hợp này và đặt nặng việc áp dụng chế độ nghiêm ngặt hơn là việc cứu giúp các nạn nhân".

 

Về vấn đề này, Song In-seon Giám đốc Trung tâm toàn cầu Gyeonggi cho biết thêm "Bộ Tư pháp cần sửa đổi một cách nhanh chóng những yếu điểm trong 'Chế độ miễn nghĩa vụ thông báo người cư trú bất hợp pháp là nạn nhân trong các vụ phạm tội' để có thể phù hợp với mục đích phân định ban đầu. Và việc bỏ qua điều này sẽ làm giảm mức độ nhân quyền ở Hàn Quốc, cũng giống như việc Hoa Kỳ đã hạ cấp quốc gia vì tình trạng buôn người của Hàn Quốc vào tháng 7 năm ngoái".

 


 

Phạm quyChia sẻLưu
0

Không có quyền viết bình luận. Đăng nhập

Loại bỏ Gửi bình luận

Phạm quy

"Bình luận của "

Bạn có muốn khai báo bình luận này không?

Bình luận Xóa

"Bình luận của "

Bạn chắc chắn muốn xóa?

Danh sách

Chia sẻ

facebooktwitterpinterestbandkakao story