• Về trang trước
  • Xuống
  • Lên
  • Danh sách
  • Bình luận

Đặc điểm và cách khắc phục dành cho người có lòng tự trọng thấp

AD AD 57

1

0

Người có lòng tự trọng thấp    

- Không hài lòng với mắt, mũi và cân nặng của bản thân. Cảm thấy xấu hổ. Cảm thấy quá tự ti về ngoại hình của mình.

- EQ thấp. ' Người đó nghĩ sao về mình?' luôn bận tâm về nỗi lo này nên không đủ khả năng để đọc cảm xúc của người khác.

Và phân tích cảm xúc của đối phương một cách tiêu cực theo cách của bản thân. 'Cậu ấy nổi giận với mình. Cậu ấy ghét mình."

Để có một mối quan hệ cá nhân tốt, bạn phải nắm bắt được cảm xúc của đối phương. Tuy nhiên, những người có lòng tự trọng thấp lại thiếu khả năng đồng cảm với cảm xúc của đối phương và tự diễn giải theo cách riêng của họ nên rất khó để giao tiếp.

 

 

1. Lòng tự trọng và cảm giác tự ti

 

Lòng tự trọng và sự tự ti được quyết định theo quan điểm của bản thân. Vấn đề không phải là điều kiện mà là quan điểm.
Bạn không thể thoát khỏi cảm giác tự ti nếu không thay đổi quan điểm tiêu cực về bản thân.
Lòng tự trọng là đánh giá của bản thân về bản thân. Người ta đánh giá bản thân mình về hai mặt.

Thứ nhất là cảm giác giá trị của bản thân.
Đây là cảm xúc xảy ra khi đánh giá "Tôi là người có giá trị", "Tôi là người có thiện cảm với người khác và đáng được yêu thương".
Theo đó, những người có lòng tự trọng cao khi gặp gỡ mọi người sẽ thấy tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
Bởi vì họ dự đoán đối phương sẽ cõ phản ứng tốt.
Ngược lại, những người có lòng tự trọng thấp dự đoán rằng họ sẽ gây ra sự ghê tởm cho đối phương.
Lý do dự đoán như vậy là vì bản thân họ tin rằng mình là người vô giá trị, chán nản, phụ thuộc.
Cũng hay có chứng sợ người khác. Tuy nhiên, không thể thể hiện điều này ra bên ngoài. Có những mối quan hệ cá nhân không thể tránh khỏi và không thể sống một mình trên thế giới này.
Vì vậy, khi bất đắc dĩ phải gặp gỡ người khác, họ tạo ra một cái cớ để tránh, khi không thể tránh khỏi, họ chuẩn bị một chủ đề riêng để nói chuyện, nếu có cuộc hẹn chỉ hai người họ sắp xếp để có thể gặp từ ba người trở lên để làm giảm mối quan hệ cá nhân bất tiện.
Những người có lòng tự trọng thấp khi mua hàng cũng không thể giảm giá đúng cách vì để ý ánh mắt của nhân viên bán hàng.
Khi đi tắc xi cũng để ý tài xế
Cũng có những lời khen không cần thiết. 'Anh lái xe giỏi quá' kiểu như lịnh hót.
Khi tiền thối là tiền xu thì không thể nói đòi tiền với tài xế. Thế rồi để lại suy nghĩ 'Tại sao tôi lại từ bỏ số tiền đó nhỉ?' rồi lại nổi giận.
Đúng là một người khó sống trên đời.
Tuy nhiên, một người có lòng tự trọng cao có thể tự nhiên khẳng định quyền lợi của mình.
' Tài xế ơi, nói ra thì hơi kì nhưng anh không đưa đồng xu cho em'
Người có lòng tự trọng cao tự tin, tự xem mình là "người có thể tạo thiện cảm" cho người khác.

 

 

2. Yếu tố thứ hai của lòng tự trọng là sự tự tin.


Người có lòng tự trọng cao tin rằng 'Mình là người có năng lực. Mình tin là mình có thể làm tốt những việc mình được giao."
Phải có sự tự tin thì mới có thể bắt đầu kinh doanh.
Phải có tự tin thì mới cầu hôn được
Người tự tin không sợ thất bại
Người có tự tin là người có hy vọng. Vừa học thi vừa học với hy vọng đỗ
Tuy nhiên, những người có lòng tự trọng thấp lại không có sự tự tin. Dễ rơi vào tình trạng thiếu sinh lực như không thể làm được gì.
Vì bản thân không có năng lực nên rơi vào trạng thái bất lực ‘cố gắng cũng chẳng được gì.’
Trạng thái thiếu sinh lực là một trong những triệu chứng đặc trưng của những người có lòng tự trọng thấp, đặc biệt là bệnh nhân trầm cảm.

'Tôi không được đâu. Tôi đã thử rồi. Không có việc gì thành công cả, tôi không có năng lực. Với lại thế gian này nguy hiểm quá. Sợ quá'
Không có can đảm và không có ý chí
Tránh tiếp xúc xã hội và tránh bạn bè.
Ngay cả khi ôn thi cũng nghĩ mình sẽ không đậu
Học hành với tâm trạng này thì chẳng học hành được gì
Là người mất sinh lực về mặt tâm lý. Mất sinh lực khiến họ trở thành một người khác.
Nếu có chuyện gì đó không được giải quyết tốt thì hầu như tự động nghĩ là 'À, không được rồi. Quả nhiên là mình không làm được rồi’ dễ dàng bỏ cuộc.
Nghĩ rằng ‘Mình không làm được đâu. Trước đây cũng từng làm vậy rồi mà.’
Khi lòng tự trọng quá thấp sẽ sinh ra cảm giác tự ti

 

 

Vấn đề của lòng tự trọng thấp

 

* Bệnh nhân tự hạ thấp bản thân quá mức. Việc nhận ra và thay đổi cách đánh giá bản thân này là một điều quan trọng trong điều trị.
Có nhiều trường hợp bệnh nhân làm những việc đáng tự hào mà không cảm thấy tự hào.
Trái lại tự hạ thấp mình
Ví dụ như một thanh niên đã vượt qua kỳ thi tuyển dụng khó khăn bất ngờ nói rằng 'Vì tôi may mắn nên đã đậu'. 'Bạn tôi đã vào được vị trí tốt hơn rồi'
Người phụ nữ gầy đi sau 3 tháng giảm được 5kg không những không vui mà còn nói ‘Còn phải giảm thêm nữa. Sẽ lại béo trở lại ngay mà…’ nói những lời bi quan.

Họ cần phải hiểu và sửa chữa cách suy nghĩ tiêu cực này.
Một phụ nữ được ai đó khen ‘Áo này đẹp quá.’ thì lại bàng hoàng nói những lời như ‘Không đẹp gì đâu. Áo này mua ở trên đường phố mà rẻ tiền lắm. Mua được hơn 2 năm rồi’ 
Tuy nhiên, sau khi được điều trị tâm thần, phản ứng của cô ấy đã thay đổi. Nếu ai đó khen thì cô ấy nói ‘Rất vui khi chị nói vậy. Cảm ơn chị.’ Nói như vậy giúp đối phương và cô ấy đều có tâm trạng tốt.
Có sự thoải mái trong lòng để chấp nhận lời khen của đối phương. Đó là bằng chứng cho thấy lòng tự trọng đã được nâng cao. Lòng tự tôn càng cao thì tinh thần càng khỏe mạnh

Siêu ngã khắc nghiệt (Đặt tiêu chuẩn đạo đức quá cao và cảm thấy tội lỗi nghiêm trọng nếu không đạt được điều đó)

* Những người siêu ngã này lúc nào cũng tự trách là 'Tôi là người thiếu sót. Tôi không biết làm gì cho đàng hoàng cả’, hoặc là ‘Tôi là tội nhân. Tôi sẽ bị phạt. Ngại gặp mọi người quá.’
Tính cách này làm sụp đổ lòng tự trọng. Không biết tận hưởng cuộc sống. Nghĩ rằng "Tôi là một người không có tư cách để tận hưởng nó."
Không thể quan hệ với vợ và đôi khi rơi vào tình trạng chủ nghĩa khổ hạnh. 

* Bình thường những người theo đuổi sự hoàn hảo quá mức và dễ bị lương tâm cắn rứt dễ rơi vào trạng thái này.
Họ là những người quan tâm quá mức để không nghe lời chỉ trích của người khác. Là những người lễ phép, giữ lời hứa, hy sinh và không có kẽ hở.
Nhìn một cách khách quan thì dù là một người thành công, nhưng hầu hết những người sống trong cảm giác tự ti đều có vấn đề về tính cách này.
* Những người có tính cách tự hạ mình thường sống quá hy sinh để nâng cao lòng tự trọng.
Gia đình nhịn đói nhưng lại mang tiền lương đi quyên góp cho trại trẻ mồ côi.

* Những người đau khổ vì lòng tự trọng thấp cần phải phân tích tính cách của họ.
Đặc biệt phải nhìn lại mối quan hệ của bản thân với bố mẹ thời thơ ấu. Phải suy nghĩ về phương thức nuôi dạy của bố mẹ.


Siêu ngã được hình thành từ thời thơ ấu.


Cha mẹ dạy con cái đúng và sai, nếu thái độ của cha mẹ nội tại hóa bên trong con thì sẽ trở thành siêu ngã. 
Có thể nói siêu ngã là cha mẹ sống trong lòng con cái
Những bậc cha mẹ quá khắt khe, quá trừng phạt tạo ra những đứa con siêu ngã khắc nghiệt.
Những đứa con của cha mẹ trừng phạt quá mức đối với những lỗi lầm của trẻ con khiên trẻ có siêu ngã khác nghiệt.


Việc yêu cầu một lý tưởng quá cao mà đứa trẻ không thể đạt được cũng tạo nên vấn đề về siêu ngã.
Hành động khác với lời nói của cha mẹ cũng làm con bối rối.

 

Ví dụ như là có một bà mẹ dạy con rằng ‘Không được đụng vào đồ của người khác’.
Nhưng đứa bé đã trộm chiếc vòng ngọc trai của mẹ bạn khi đến nhà bạn.
Khi đứa bé cầm vòng cổ đưa cho mẹ và nói ‘Con lấy nó để tặng mẹ.’ thì mẹ lại bảo là ‘Con trai mẹ hiếu thảo quá.’ Làm vậy sẽ khiến trẻ rơi vào tình trạng hỗn loạn.
Không thể mong đợi được một siêu ngã nhất quán và hợp lý.
Ngay cả khi bố mẹ quá yếu đuối với con cũng khiến siêu ngã trở nên bất thường

 


<Cách khắc phục tính tự ti về học lực>

 

Thay đổi quan điểm là phương pháp điều trị cơ bản.

Ví dụ hãy thay đổi quan điểm ‘Đừng có đánh giá bản thân chỉ bằng học lực. Tôi là người khỏe mạnh và nuôi dạy con cái tốt, có người chồng yêu quý tôi.’

‘Cỡ này là đủ để ăn và sống rồi. Gia đình tôi là niềm tự hào của tôi. Hãy đánh giá tôi một cách toàn diện’.
Trường hợp của một người phụ nữ E bị tự ti vì học lực (Là con gái thứ 3 bị ghét bỏ: tự ti vì học lực) cô ấy đã viết nhật ký để thay đổi quan điểm và hành động. Nếu đánh giá quan điểm của bản thân bằng quan điểm của người lớn và lặp đi lặp lại kinh nghiệm sửa đổi hành vi thì sẽ có sự thay đổi. Theo một nghiên cứu nào đó, hơn 80% những người đã thử nghiệm điều này đã đạt được kết quả thỏa mãn. Viết nhật ký cũng giúp khắc phục cảm giác tự ti.

Đầu tiên viết về việc mà bạn đã cảm thấy tự ti trong ngày hôm đó.
Sau đó viết chi tiết về suy nghĩ và cảm xúc lúc đó.
Và cuối cùng, viết những lời chỉ trích hợp lý về suy nghĩ đó và viết những hành động hợp lý đã được sửa đổi.

Ví dụ, người phụ nữ E viết nhật ký về những gì đã xảy ra ở cửa hàng trái cây như sau.


1) Vụ việc: Hôm nay tôi đến cửa hàng trái cây. Tôi đang chọn trái cây thì nhân viên trẻ tuổi mắng tôi lớn tiếng.
2) Cảm xúc và suy nghĩ nảy ra: Vô cùng khó chịu. Và nhân viên bán hàng dường như biết tôi tốt nghiệp trung học.
Tôi đã nghĩ rằng "Nếu tôi trông như một sinh viên đại học thì một người trẻ tuổi sẽ không dám xấc láo với khách như vậy".
3) Phê bình hợp lý và hành động sửa đổi: Tuy nhiên, nhân viên bán hàng không thể nào biết được học vị của tôi. Chỉ là suy nghĩ của tôi thôi. Đó là hiểu lầm của tôi.


Tôi nên nói với nhân viên bán hàng: "Đừng la hét với khách hàng như vậy.
Lẽ ra tôi nên nói rằng "Tôi đã sờ nhiều vào trái cây nhưng có vẻ có nhiều khách như vậy nhỉ?".
Lần sau phải nói như vậy.
Điều này được gọi là "điều trị hành vi nhận thức". Nếu bạn lặp đi lặp lại hàng ngày, những suy nghĩ bị bóp méo bởi cảm giác thấp kém sẽ thay đổi một cách hợp lý.
Nếu lặp đi lặp lại kinh nghiệm khắc phục thì sẽ được điều trị.

 


Lòng tự trọng = Thành công / Tham vọng


* Nếu bạn đạt được nhiều kỷ lục chiến thắng trong cuộc chiến với bản thân, lòng tự trọng của bạn sẽ tăng lên.
Hoặc là khi bạn hạ thấp tham vọng mong đợi của bản thân thì lòng tự trọng của bạn cũng tăng lên.
Điều này cũng có nghĩa là sự khác biệt giữa bản thân trên thực tế và bản thân trong lý tưởng càng lớn thì cảm giác tự ti càng lớn.
Đó là cách để nâng cao lòng tự trọng bằng cách từ bỏ những kỳ vọng hoặc lý tưởng ảo tưởng đặt vào bản thân, thiết lập những lý tưởng khả thi một cách thực tế và thực hiện nó.
Nếu giảm tham vọng thì lòng tự trọng sẽ tăng lên. Càng tham lam thì lòng tự trọng càng giảm. Trên thực tế, trông có vẻ mâu thuẫn, nhưng lòng tham ẩn giấu trong tâm lý của cảm giác tự ti. Đó là tham vọng giẫm lên người khác để chiếm ưu thế. Một người giàu có nhiều tiền có tham vọng muốn tự hào về tiền bạc. Cũng có trường hợp ham muốn thành đạt và muốn thống trị người khác đứng đằng sau cảm giác tự ti.
Ngoại hình, năng lực không thể lấp đầy tham vọng này. Xấu hổ và không hài lòng về tài sản hay gia đình. Bỏ những tham vọng này sẽ dễ dàng vượt qua được cảm giác tự ti.


* Để nâng cao lòng tự trọng, bạn nên nâng cao điểm thành công và thành tích. Càng có nhiều kinh nghiệm thành công thì lòng tự trọng càng tăng lên.
Ngược lại, kinh nghiệm thành công thấp, thất bại càng nhiều thì lòng tự trọng càng bị công kích.

 

* Những người có cảm giác tự ti thường nói rằng 'Tôi phải hoàn hảo. Tôi phải được mọi người công nhận là tôi hoàn hảo. Dù chỉ là một người cũng không được biết điểm yếu của tôi. Nếu điểm yếu của tôi được phơi bày, tôi sẽ phải chịu sự hổ thẹn không thể chịu đựng được’. Không thể duy trì lòng tự trọng nếu không thoát khỏi ảo tưởng của chủ nghĩa hoàn hảo.


* Để nâng cao lòng tự trọng, bạn phải được giải phóng chính mình khỏi áp lực hoàn hảo. Phải chấp nhận bản thân thì mới nâng cao lòng tự trọng.
Lòng tự trọng không thể tăng lên sau khi bạn trở lên hoàn hảo.

 

* Chúng ta phải công nhận bản thân mình. Mặc dù không hoàn hảo nhưng tôi đã cố gắng hết sức mình.’ Bạn phải nói với bản thân như vậy.
Nhìn lại thì chúng ta đã trải qua những khoảnh khắc khắc nghiệt trong mỗi giai đoạn khó khăn của cuộc đời. Người khác không thể biết được nỗi đau mà chúng ta đã trải qua
Phải công nhận bản thân. Đừng chỉ trách bản thân vì không hoàn hảo mà hãy thừa nhận mình đã vất vả thế nào. Lúc này lòng tự trọng mới quay trở lại.


* Những người rơi vào cảm giác tự ti sau khi bị cưỡng hiếp hoặc cô lập đã tự trách bản thân rằng "Tôi không giỏi giang gì nên mới bị như vậy".
Chúng ta đã quen tự trách mình và người khác.


Tuy nhiên, hãy thoát khỏi sự chỉ trích và an ủi bản thân như thể bạn đang an ủi người khác đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Sự an ủi giúp ta thoát khỏi những kinh nghiệm đau đớn trong quá khứ.
 

Phạm quyChia sẻLưu
0

Không có quyền viết bình luận. Đăng nhập

Loại bỏ Gửi bình luận

Phạm quy

"Bình luận của "

Bạn có muốn khai báo bình luận này không?

Bình luận Xóa

"Bình luận của "

Bạn chắc chắn muốn xóa?

Danh sách

Chia sẻ

facebooktwitterpinterestbandkakao story