Chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp tại Hàn Quốc
CHÀO CÁC BẠN
Mình là công ty khởi nghiệp ở Hàn được vài năm. Mình muốn chia sẽ vài kinh nghiệm cho các bạn muốn khởi nghiệp hay đang có dự định kinh doanh các mặt hàng nông hải sản xuất khẩu từ Việt Nam qua Hàn Quốc.
Phải nói rằng, chìa khóa thành công trong ngành nông là chính là: BẢO QUẢN NÔNG SẢN SAO CHO TƯƠI VÀ ĐẸP.
Đây là vấn đề CỐT LÕI quyết định thành bại cho từng công hàng nhập qua.
Mỗi1 mặt hàng đều có qui trình xử lí và bảo quản chuẩn, KHO và VẬN CHUYỂN là 2 yếu tốt rất quan trọng góp phần quyết định sản phẩm mình có tới tay người tiêu dùng ngon đẹp hay không. Ở đất nước ôn đới, nông sản đẹp và sạch là thứ xa xỉ mà những người làm thương mại nên ý thức. Hàng nhập qua nếu đẹp và chất lượng, dù giá có cao hơn đối thủ, bạn cũng sẽ bán được hàng 1 cách dễ dàng vì rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng nông sản đều gặp phải là vấn đề về chất lượng từ lúc thu hoạch, vận chuyển, đến tay người tiêu dùng. Một sản phẩm chất lượng: phải được đánh gì từ tay người tiêu dùng, đó mới là một sản phẩm tốt. Một vài kinh nghiệm mình tóm tắt như bên dưới:
1) Đầu xuất: nên tìm doanh nghiệp lớn và uy tính có kinh nghiệm xuất khẩu và xử lí an toàn tuyệt đối. Tuyệt đối phải tới tận nhà xưởng để tham quan và đánh giá. Nông sản VN chất lượng ko đều, nên thật cẩn thận khi xử lí. Phải có QC riêng nếu cần ở VN.
- Ví dụ bên Hải sản đông lạnh bạn có thể tìm doanh nghiệp lớn như Hùng Cá, Hùng Phúc, Minh Qúy (chất lượng kém hơn 2 công ty kia nhưng giá cạnh tranh).
- Ví dụ bên nông sản đông lạnh: ví dụ Chánh Thu (sầu riêng chất lượng là số 1), Central fruit (nhãn và vú sữa đông là số 1), Sao Khuê , Union, etc
- Ví dụ chuối xiêm và chuối già Nam Mỹ: Union, Sao khuê, etc
- Ví dụ bún khô: Duy Anh, Safoco, Tân Vĩnh Lợi, Bún gạo Sa Đéc, Bích Chi, etc
- Các mặt hàng rau quả khác: liên hệ mình sẽ giới thiệu tùy loại hàng
2) Đầu thông quan: đảm bảo bao bì và nhãn thật chuẩn theo chuẩn KFDA là then chốt. Đảm bảo thông quan đúng tiến độ và cập nhật 24/24. Sử dụng công ty có kinh nghiệm. Inbox để mình giới thiệu cty nếu cần.
3) Kho bãi: đảm bảo kho bãi thoáng mát, sạch, và giá cả hợp lí mới cạnh tranh được. Nên ưu tiên kho ở gần cảng để tiết kiệm phí vận chuyển.
4) Hệ thống bán hàng: phải có đại lí chiếm 70% và công tác viên chiếm 30% lượng hàng hóa đầu ra
- Lưu ý: làm nông sản phải có người giỏi, nhạy, bén hiểu được bản chất của hàng nông sản và đặc biệt là khâu xử lí bảo quản.
- Sau khi doanh nghiệp đăng ký rồi, sẽ có tài khoản riêng và có thể kiểm tra được doanh nghiệp đối thủ nhập mặc hàng gì? cạnh tranh thế nào?. Điều tra ngày hàng qua, cách thức họ bán hàng, chất lượng hàng họ nếu cần mua về tham khảo để rút kinh nghiệm cho hàng chúng ta.
Vui lòng share bài này và Inbox mình để mình có thể chia sẽ kinh nghiệm cho các bạn sâu hơn về thông tin doanh nghiệp ở Việt Nam và tại Hàn Quốc