• Về trang trước
  • Xuống
  • Lên
  • Danh sách
  • Bình luận

Zero waste là gì? (제로웨이스트)

HD HD 37

1

0

20220706_195051.png.jpg

Mùa hè có mưa to và bão lớn
Rác thải mà chúng ta vứt bừa bãi sẽ trôi xuống sông, gây ô nhiễm chất lượng nước hoặc chặn đường ống thoát nước làm cho nước mưa chảy ngược lại.
Không chỉ có vậy, còn làm côn trùng bay vào trong nhà vào mùa mưa hoặc gây ra mùi hôi thối, làm tăng nhiệt độ trái đất, khiến mùa hè của chúng ta càng thêm nóng hơn.
Cần thì sử dụng không cần thì vất đi.
Việc sử dụng chúng cũng quan trọng nhưng việc vứt rác đúng cách cũng không kém phần quan trọng.
 
Zero waste là hành động nhằm giảm thiểu lượng rác thải vứt đi trong cuộc sống hàng ngày.
Nghe có vẻ to tác và khó thức hiện, nhưng lại có rất nhiều việc trong cuộc sống mà chúng ta có thể làm được như thay vì gọi giao đồ ăn hãy gói mang về, mặc những bộ quần áo mình thích trong thời gian dài v.v
Chúng ta hãy cùng kiểm tra xem cuộc vận động 5R có những gì và chúng ta có thể làm những gì để thực hiện zero waste nhé.
 
<Từ chối Refuse>
Cuộc vận động 5R bắt đầu từ việc ‘từ chối’.
Muỗng, nĩa dùng một lần khi được đính kèm khi gọi đồ ăn hoặc gói mang về
Túi ni lông ở siêu thị và ống hút ở quán cà phê
Quà tặng, quà lưu niệm miễn phí v.v
 
Chỉ cần từ chối những đồ vật dễ dàng nhận được và vứt đi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta cũng có thể giảm được rất nhiều rác thải.
Nếu không cần thiết, hãy bắt đầu zero wast bằng "từ chối".
 
<Giảm Reduce>
Chỉ mua những đồ cần thiết không mua nhiều đồ giảm giá hay các đồ có sự kiện tặng quà.
Mua những sản phẩm không được đóng gói quá mức, chia sẻ những thứ không cần thiết nữa.
Sử dụng khăn tay thay vì giấy ướt và giấy, dùng giỏ thay vì túi ni lông, dùng bình đựng nước thay cốc giấy.
‘Giảm thiểu’ cả chi tiêu và rác không cần thiết có thể bảo vệ được môi trường
  
<sử dụng lại Reuse>
Bạn có biết sự thật rằng túi nilon xuất hiện đầu tiên khi nói đến ô nhiễm môi trường thực tế được phát minh để bảo vệ môi trường không?
Túi ni lông được làm nhẹ, chắc chắn và tái sử dụng để ngăn chặn việc đốn quá nhiều cây do lãng phí túi giấy.
Để ngăn chặn khí thải carbon phát sinh trong quá trình sản xuất, phân phối và phế thải, nếu có thể sử dụng lại những đồ vật đã sử dụng một lần như túi ni lông, thùng nhựa và túi đá thì đừng vứt đi mà hãy tái sử dụng.
Việc sử dụng càng lâu càng tốt các sản phẩm như quần áo, túi xách, bình đựng nước cũng là một phần của "sử dụng lại".
Dù là sản phẩm thân thiện với môi trường nào đi nữa cũng không nên mua nếu không cần thiết!
  
<tái sử dụng Recycle>
Nhựa thải ra do Covid-19 sẽ tái sử dụng được bao nhiêu?
Theo Greenpeace, tỷ lệ tái sử dụng nhựa của Hàn Quốc là khoảng 20%, 80% còn lại không thể tái sử dụng vì không có vật lạ bên trong hoặc chưa xé bao ni lông.
Loại nhựa bị loại trong quá trình sàng lọc này phải được đốt cháy hoặc chôn lấp, gây ô nhiễm môi trường, thải ra các chất hóa học gây ra ung thư, bất thường hóc môn và rối loạn phát triển.
Những đồ vật không thể dùng lại phải vứt bỏ đúng cách thì mới có thể tái sử dụng được.
 
<làm mục nát Rot>
Bước cuối cùng của 5R là ‘làm mục nát’
Nghe cái tên có vẻ hơi mơ hồ nhỉ.
‘Làm mục nát’ là không vứt rác thực phẩm gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước mà gom lại rồi làm mục nát thành phân bón.
Thực phẩm cũng cần được thải ra đúng cách để có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ hoặc thức ăn gia súc.
Thay vì dùng nhựa không phân hủy được việc sử dụng các sản phẩm phân hủy sinh học hoặc các sản phẩm tự nhiên không chứa nhựa siêu nhỏ là một phần trong hoạt động ‘làm mục nát’.

Phạm quyChia sẻLưu
0

Không có quyền viết bình luận. Đăng nhập

Loại bỏ Gửi bình luận

Phạm quy

"Bình luận của "

Bạn có muốn khai báo bình luận này không?

Bình luận Xóa

"Bình luận của "

Bạn chắc chắn muốn xóa?

Danh sách

Chia sẻ

facebooktwitterpinterestbandkakao story