• Về trang trước
  • Xuống
  • Lên
  • Danh sách
  • Bình luận
Y tế

Các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa "chứng trầm cảm sau khi sinh"

HD HD 62

0

0

art_15740714240848_ec99af.jpg

Các triệu chứng và biện pháp phòng ngừa "chứng trầm cảm sau khi sinh" mà 85% các bà mẹ gặp phải sau khi sinh.

 

Chứng trầm cảm được biết đến là cảm cúm về tinh thần có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Tuy nhiên, trầm cảm sau khi sinh có chút khác biệt. Chỉ xuất hiện ở phụ nữ sau khi sinh, có 85% trường hợp bị trầm cảm sau khi sinh trong vòng một tháng sau khi sinh con. Đặc biệt, nếu bạn có tiền sử trầm cảm gia đình hoặc đã trải qua trầm cảm trong thời kỳ mang thai, khả năng phát sinh sẽ càng lớn hơn. Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh là gì, triệu chứng điển hình là gì, cách điều trị là gì nhé.

 

Chứng trầm cảm sau khi sinh là gì?
Bệnh trầm cảm bị mắc sau khi sinh con được gọi là trầm cảm sau khi sinh, được chia theo từng mức độ trầm càm như Baby Blues – trầm cảm sau khi sinh – bệnh thần kinh sau khi sinh. Nhều bà mẹ sau khi sinh thường hay bị trầm cảm sau khi sinh trong 10 người thì có khoảng 3~7 người bị trầm cảm nhẹ Baby Blues, đối với triệu chứng này thì chỉ cần để tinh thần thoải mái và kiếm niềm vui và hành phúc trong đời sống hàng ngày thì triệu chứng sẽ dần biến mất. Nhưng đối với triệu chúng trầm cảm sau khi sinh hoặc triệu chứng nặng như bệnh thần kinh sau khi sinh nếu bệnh kéo dài trong 3 tuần mà không điều trị kịp thời thì sẽ khó có thể cải thiện tự nhiên được, vì vậy bạn nhất định phải đến điều trị qua các chuyên gia tư vấn.

 

Liệu tôi có bị trầm cảm sau khi sinh không?
Sau khi sinh con, nếu cảm xúc của bạn thất thường dễ khóc vì những chuyện nhỏ nhặn, cảm thấy mệt mỏi và bi thảm bởi nhiều chuyện, hơn nữa nếu có chuyện gì không thành thì bạn thường đổ lỗi cho mình và thường cảm thấy lo lắng thì nên nghi ngờ liệu mình có vị trầm cảm sau khi sinh không. Nếu bạn bị trầm cảm sau khi sinh nhẹ, bạn sẽ đỡ hơn dần theo thời gian, nhưng nếu bạn có triệu chứng nặng, bạn nên tư vấn với bác sĩ và điều trị phù hợp với các triệu chứng.

 

Triệu chứng trầm cảm sau khi sinh là?
Tâm lý trở nên không ổn định cảm thấy lo lắng, bất an, không có tham vọng hoặc khả năng tập trung giảm. Điều này có thể dẫn đến cảm giác mệt mỏi cả về thể chất và có thể dẫn đến đau đầu, đãng trí, mất ngủ và thay đổi cân nặng. Chứng trầm cảm sau khi sinh có thể làm giảm đáng kể sự quan tâm của mẹ đến em bé và trong trường hợp nghiêm trọng có thể có hành động bạo lực. Chứng trầm cảm sau khi sinh của người mẹ này có thể để lại hậu quả lớn cho đứa trẻ. Những đứa trẻ trải qua cảm xúc tiêu cực không thể hình thành mối quan hệ gắn bó bình thường nên khi lớn lên có thể bị suy giảm khả năng tập trung, rối loạn lo âu và trầm cảm.

 

art_15740714254413_2e2e40.jpg

 

Nguyên nhân của chứng trầm cảm sau khi sinh là?
Có rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra chứng trầm cảm nên không thể nói rõ nguyên nhân nào dẫn đến trầm cảm nhưng chúng ta có thể suy luận được nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là thay đổi môi trường. Cho dù bạn đã sinh con bằng phương pháp sinh sản tự nhiên hay bằng cách sinh mổ, bạn vẫn phải cho con bú 1~2 tiếng một lần, cho trẻ ợ hơi và ru trẻ ngủ trong tình trạng cơ thể vẫn chưa được ổn định, vì vậy các bà mẹ sẽ bị mất ngủ hoàn toàn. Hơn nữa, nếu là lần đầu tiên làm mẹ thì bạn sẽ vụng về với tất cả mọi thứ nên đương nhiên là điều này sẽ khiến bạn bị căng thẳng. Bạn sợ rằng liệu những sai lầm nhỏ này có ảnh hưởng đến đứa trẻ không. Sự thay đổi hoóc môn sau khi sinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh. Khi nồng độ estrogen trong thời kỳ mang thai giảm đáng kể, nó dẫn đến cảm giác mệt mỏi cùng với những thay đổi về mặt cảm xúc. Nếu không có sự chăm sóc tích cực của chồng, bạn có thể trở nên trầm cảm hơn vì áp lực phải chịu đựng một mình. Nó cũng có thể xảy ra sau khi sinh nếu bạn bị trầm cảm trước khi mang thai hoặc trong thời gian mang thai.

 

Phương pháp điều trị trầm cảm sau khi sinh

 

1. Đối phó với giai đoạn đầu

Giống như tất cả các bệnh, bệnh trầm cảm nếu được điều trị trong giai đoạn đầu càng nhanh thì càng mau hồi phục. Đó có thể là một cảm xúc tự nhiên mà 85% người ta trải qua, nhưng nếu cứ để nguyên như vậy, nó có thể trở nên nghiêm trọng và cũng có thể là một hiện tượng phổ biến, vì vậy đừng cảm thấy tội lỗi khi người xung quang giúp đỡ mình mà hãy tập trung đến việc phục hồi cơ thể qua việc ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi. Việc ứng phó nhanh chóng và quan tâm liên tục trong giai đoạn đầu có thể giúp ích rất nhiều cho việc khắc phục chứng trầm cảm sau sinh.

 

2. Chấp nhận

Bản thân bạn nên thừa nhận rằng mọi thứ vẫn còn vụng về và non nớt hơn là phải vật lộn và tự trách mình để trở thành một người mẹ hoàn hảo. Thay vì nghĩ mình là một người mẹ còn thiếu sót, bạn phải thừa nhận tình hình hiện tại thì mới cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Vì vậy, nếu bạn mệt mỏi, hãy nói rằng bạn mệt mỏi, nếu bạn muốn khóc, bạn nên khóc thỏa thích. Nếu bạn cứ giấu đi những cảm xúc của mình, nó sẽ chỉ làm cho những cảm xúc buồn bã trở nên nghiêm trọng hơn.

 

3. Nhận sự giúp đỡ từ chồng và gia đình
Nếu việc sinh nở chỉ bằng sức của phụ nữ thì việc nuôi dạy con cái thì phải cùng nhau chung sức. Chồng nên nghĩ rằng phải cùng nhau chăm sóc con cái tích cực cùng vợ chăm con, học hỏi thêm và đừng quên thái độ đồng cảm và khích lệ vợ. Nếu bạn đang bị trầm cảm sau khi sinh, bạn nên nhờ gia đình giúp đỡ. Có nhiều trường hợp không biểu lộ cảm xúc vì không muốn làm gia đình lo lắng vô ích, nhưng sự giúp đỡ của gia đình có thể mang lại sự ổn định lớn về thể chất và tình cảm.

 

4. Tám chuyện
Một trong những lý do khiến chứng trầm cảm sau khi sinh tiếp tục tái phát là do suy nghĩ trên đời chỉ có một mình mình và đứa trẻ khóc lóc và quấy rầy này. Những lúc như thế này, nếu dành nhiều thời gian nói chuyện với người gần gũi bạn, bạn sẽ nhận ra có nhiều người ở xung quanh mình, vì vậy bạn sẽ cảm thấy thoải mái trong lòng hơn. Đặc biệt khi nói chuyện với người có hoàn cảnh tương tự, bạn có thể dễ dàng chia sẻ cảm xúc và đồng cảm hơn nhiều. Sẽ tốt hơn nếu có một người bạn cùng sinh con vào cùng một thời điểm, nhưng nếu không có, hãy chia sẻ cảm xúc của mình cho các bà mẹ khác ở trung tâm chăm sóc bà bầu hoặc các trang cộng đồng.

 

5. Có sở thích đều đặn
Sau khi sinh con, tất cả thời gian đều xoay quanh đứa trẻ. Cuộc sống của người mẹ thực sự biến mất. Vì vậy, nếu có một khoảng thời gian trống nào đó, bạn sẽ cảm thấy bất an hơn và lo lắng vì không biết phải làm gì. Vì vậy, vợ chồng nên quản lý thời gian một cách hiệu quả và dành thời gian cho sở thích của mình. Nếu bạn không làm bất cứ điều gì, bạn sẽ có suy nghĩ buồn bã, vì vậy nếu bạn có một sở thích bạn có thể đắm chìm vào sở thích của mình trong một khoảng thời gian nhất định, nó có thể giúp bạn khắc phục chứng trầm cảm sau khi sinh.

Phạm quyChia sẻLưu
0

Không có quyền viết bình luận. Đăng nhập

Loại bỏ Gửi bình luận

Phạm quy

"Bình luận của "

Bạn có muốn khai báo bình luận này không?

Bình luận Xóa

"Bình luận của "

Bạn chắc chắn muốn xóa?

Danh sách

Chia sẻ

facebooktwitterpinterestbandkakao story