• Về trang trước
  • Xuống
  • Lên
  • Danh sách
  • Bình luận
Y tế

Khi bị ốm ở Hàn Quốc thì phải đến bệnh viện nào?

ADAD ADAD 1669

0

0

Một trong những vấn đề khiến nhiều người Việt gặp khó khăn trong những ngày đầu cư trú tại Hàn Quốc là phải đến bệnh viện nào khi bị ốm. Trước tiên hãy tìm hiểu loại bệnh viện và tìm hiểu xem nên đến bệnh viện nào hay khoa nào tùy theo triệu chứng nhé.

 

1. Phân loại theo kích thước bệnh viện

 

143e1f4c8f055c6f566a8063ecad063c.jpg

Thông thường có thể phân loại thành trung tâm y tế, bệnh viện, bệnh viện đa khoa, bệnh viện đa khoa cao cấp theo tiêu chuẩn số giường bệnh. Trung tâm y tế là cơ sở y tế có ít hơn 30 giường bệnh. Trung tâm ý tế là bệnh viện địa phương mà chúng ta hay tới mỗi khi bị cảm. Dưới 30 đến 100 giường bệnh được gọi là bệnh viện. Hầu hết các bệnh viện chuyên khoa đều là bệnh viện. Nếu đáp ứng các điều kiện cụ thể như dưới 100~500 giường bệnh, có một số môn trị liệu nhất định và có chuyên gia trong từng môn trị liệu thì sẽ được phân loại thành bệnh viện đa khoa. Nếu trên 500 giường bệnh và đáp ứng các điều kiện cụ thể thì sẽ đủ điều kiện để trở thành bệnh viện đa khoa cấp cao.

 

Bệnh viện đa khoa cấp cao có thể nhận thêm chi phí điều trị từ bệnh nhân. Chúng ta thường gọi bệnh viện đại học là bệnh viện đa khoa cấp cao.

Lý do chính phủ phân loại bệnh viện như vậy là vì nó liên quan đến hệ thống y tế. Bệnh viện lớn có bác sĩ, thiết bị y tế và cơ sở vật chất tốt nên bệnh nhân tìm đến bệnh viện đa khoa cấp cao hơn bệnh viện nhỏ. Vì vậy, các bệnh viện nhỏ sẽ không có lợi nhuận để hoạt động. Ngoài ra, các bệnh viện lớn có quá nhiều bệnh nhân nên chất lượng khám chữa bệnh có thể giảm.

Vì vậy chính phủ đã ra biện pháp cho bệnh nhân khám ở các trung tâm y tế địa phương trước. Nếu bạn không làm như vậy mà điều trị ngay tại một bệnh viện lớn, bạn sẽ phải trả phí điều trị đắt đỏ. Cơ sở y tế thứ nhất là trung tâm y tế, cơ sở y tế thứ hai là bệnh viện hoặc bệnh viện đa khoa, cơ sở thứ ba là bệnh viện đa khoa cấp cao.
 

Tóm lại, mức độ bệnh càng nghiêm trọng, hoặc trong trường hợp cần phẫu thuật, bạn nên đến bệnh viện cấp cao. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhẹ như cảm cúm, trước tiên nên tìm đến các trung tâm y tế địa phương trước. Bởi vì bệnh viện đa khoa cấp cao, tức bệnh viện đại học, rất khó để điều trị ngay lập tức nếu không phải là trường hợp cấp cứu hoặc đã đặt lịch khám trước.

 

 

2. Phân loại theo triệu chứng

 

0131c8dba6a330cfad980942a537406c.jpg

 

 

Khoa nội(내과) - Khoa xử lý các bệnh ở trong nội tạng

 

Các triệu chứng thường đến khám ở khoa nội


▶ Khi chảy nước mũi / ho / khi có triệu chứng sốt
▶ Khi có triệu chứng cảm cúm tổng hợp
▶ Những lúc khó thở
▶ Khi đau bụng trên, bụng dưới
▶ Khi đau tim
▶ Khi bị bầm tím
▶ Khi đau ngực hoặc dạ dày / khi tiêu hóa kém
▶ Khi bạn muốn nội soi
▶ Khi bạn buồn nôn hoặc nôn mửa
▶ Khi bạn bị chướng bụng và căng bụng
▶ Khi đột nhiên tăng cân hoặc giảm cân trong thời gian ngắn
▶ Khi bạn thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ
▶ Khi hông bị đau
▶ Khi thể trạng không được tốt và thể lực đột nhiên giảm sút

 

 

Khoa ngoại(외과) - Điều trị các vết thương bên ngoài cơ thể và các bệnh trong cơ quan nội tạng do tác động vật lý từ bên ngoài bằng phẫu thuật hoặc các biện pháp tương tự.


Các triệu chứng thường đến khám ở khoa ngoại.


▶ Khi chân bị sưng mà không có lý do gì
▶ Khi có triệu chứng giãn tĩnh mạch chi dưới
▶ Khi bạn cảm thấy xương sườn mình như bị gãy
▶ Khi nghi ngờ bị thoát vị
▶ Đột nhiên trong vài tháng, khi bạn giảm hoặc tăng cân hơn 10kg
▶ Khi bụng dưới bên phải bị đau (= Nghi ngờ bị ruột thừa)
▶ Khi muốn kiểm tra tuyến giáp
▶ Khi muốn kiểm tra vú
▶ Khi bạn muốn gỡ cục bướu
▶ Khi bị bỏng nặng

 

 

Khoa tai mũi họng(이비인후과) - Điều trị các bệnh liên quan đến tai, mũi, cổ (họng, thanh quản)

 

1ae13b39ad08b48093a315c08109350e.jpg


Các triệu chứng thường đến khám ở khoa tai mũi họng


▶ Khi mũi bị nghẹt / viêm mũi / viêm xoang
▶ Khi ngáy to
▶ Khi chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi nặng
▶ Khi bị khàn giọng hoặc bị sưng dây thanh dới
▶ Khi cổ bị sưng toàn bộ
▶ Khi bị sỏi amidan
▶ Khi khó nuốt nước bọt
▶ Khi chảy máu trong cổ
▶ Từ dưới tai đến dưới cằm khi bị đau, sưng hoặc khi chạm vào thấy có cái gì đó vướng vướng
▶ Khi có triệu chứng quai bị
▶ Khi bị ù tai hoặc nước vào tai
▶ Khi có côn trùng bay vào tai
▶ Khi bạn cảm thấy chóng mặt và không thể đi lại

 

 

Khoa ngọai chỉnh hình(정형외과) – Khi có các bệnh về tủy/ xương khớp

 

234cce7713eb5326f621deb907cc72b6.jpg


Các triệu chứng thường đến khám ở khoa ngọai chỉnh hình


▶ Khi xương bị gãy
▶ Khi bạn xoay khớp có cảm giác đau và phát ra tiếng kêu
▶ Khi cơ bắp, dây chằng và gân ngoại trừ eo có triệu chứng lạ
▶ Khi có bướu ở các khớp thường xuyên vận động
▶ Khi bị đau cổ tay (hội chứng ống cổ tay)
▶ Khi bị viêm cân gan chân

 

 

Khoa ngoại thần kinh(신경외과) -  Khoa ngoại thần kinh điều trị phẫu thuật cho nhiều bệnh khác nhau trong hệ thần kinh như não, tủy sống, thần kinh não, thần kinh tủy sống, thần kinh ngoại biên.


Các triệu chứng thường đến khám ở khoa ngọai thần kinh


▶ Khi đau lưng và cổ
▶ Cổ rùa
▶ Khi nghi ngờ có các triệu chứng của đĩa đệm lưng và đĩa đệm cổ *có thể đến khoa ngọai chỉnh hình.
▶ Khi bị trật khớp lưng (Trật khớp) * có thể đến khoa ngọai chỉnh hình.
▶ Khi hay bị chuột rút
▶ Khi vùng gần xương sườn bị đau (trong trường hợp không phải gãy)
▶ Khi một số bộ phận nhất định của cơ thể liên tục bị tê.

 

 

Khoa da liễu(피부과) – Các bệnh liên quan đến da


Các triệu chứng thường đến khám ở khoa da liễu


▶ Viêm da tiếp xúc / viêm da dầu / rôm/ dị ứng
▶ Bệnh nấm da
▶ Các bệnh do virus (mụn nhọt, bệnh zona)
▶ Khi có gì đó xuất hiện trên bề mặt da (theo từng trường hợp có thể đén khoa ngoại) 
▶ Khi da quá dầu hoặc quá khô
▶ Khi nổi mụn trứng cá / mụn nhọt
▶ Khi muốn được tiểu thuật liên quan đến lông

 

 

 

Tóm lại, trước tiên phải xem xét các triệu chứng của bản thân là nhẹ hay nặng rồi phán đoán xem phải đi đến khoa nào tùy theo triệu chứng.
Nếu là triệu chứng nhẹ thì hãy đến các trung tâm y tế địa phương phù hợp với triệu chứng. Và nếu ở trung tâm y tế địa phương chuẩn đoán bệnh của bạn là bệnh nặng thì họ sẽ viết giấy để bạn có thể đến khám ở bệnh viện cao cấp, vì vậy bạn đừng quá lo về điểm này nhé.
Và nếu bạn điều trị lâu ngày ở trung tâm y tế địa phương rồi mà vẫn không khỏi thì hãy nhờ bác sĩ viết giấy cho bạn có thể đến khám ở bệnh viên cao cấp phù hợp với bệnh của bạn.
Bạn có thể mang theo giấy đó đến bệnh viện cao cấp để đặt lịch khám.


Hàn Quốc có hệ thống y tế và bảo hiểm y tế tốt, vì vậy mình hy vọng các bạn sẽ đến bệnh viện càng sớm càng tốt khi các bạn bị ốm.

Phạm quyChia sẻLưu
0

Không có quyền viết bình luận. Đăng nhập

Loại bỏ Gửi bình luận

Phạm quy

"Bình luận của "

Bạn có muốn khai báo bình luận này không?

Bình luận Xóa

"Bình luận của "

Bạn chắc chắn muốn xóa?

Danh sách

Chia sẻ

facebooktwitterpinterestbandkakao story